Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Số liệu mới nhất được công bố bởi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng ngày 9.5 khiến cho không ít người giật mình: Qua hơn 1 tháng kiểm tra, sở đã kết luận trên địa bàn tỉnh này, trong số 420 cơ sở chế biến gỗ hiện có thì có đến 338 cơ sở không hội đủ các điều kiện hoạt động, cần phải giải thể hoặc chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác.
Nguyên nhân được xác định là do các cơ sở này lập xưởng chế biến không nằm trong vùng quy hoạch, sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu không rõ nguồn gốc, không có cam kết bảo vệ môi trường, trang thiết bị lạc hậu...
Không chỉ thế, ngay cả 82 cơ sở được cho là “đủ điều kiện được tiếp tục hoạt động và được mua hoặc tham gia đấu thầu, đấu giá các nguồn gỗ của Nhà nước” cũng còn những 7 cơ sở cần đầu tư thêm trang thiết bị, 9 cơ sở phải hoàn thiện cam kết bảo vệ môi trường và 15 cơ sở phải hoàn thiện thủ tục về xây dựng.
Cầu vượt cung
Nếu chỉ tính mỗi năm một cơ sở chế biến khoảng trên dưới 700m3 gỗ nguyên liệu (con số thấp hơn nhiều so với thực tế) thì 420 cơ sở nói trên của tỉnh Lâm Đồng cũng đã cần đến một khối lượng gỗ hơn gấp đôi so với lượng gỗ được phép khai thác hằng năm của tỉnh này là khoảng 130.000m3. Do lượng gỗ khai thác hằng năm thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực tế của các cơ sở chế biến nên hầu như các cơ sở chế biến hoàn toàn “chủ động” trong việc tìm nguồn nguyên liệu để duy trì sản xuất. Vậy, các cơ sở chế biến gỗ này “chủ động” nguồn nguyên liệu bằng cách nào?
Theo số liệu của cơ quan chức năng, bình quân mỗi ngày trên địa bàn Lâm Đồng có hơn 5 vụ vi phạm lâm luật bị phát hiện; và trong 5 vụ này có hơn 2 vụ thuộc hành vi buôn bán và vận chuyển lâm sản (chủ yếu là gỗ) trái phép. Cũng tính trung bình, cứ mỗi ngày, 2 vụ thuộc hành vi buôn bán gỗ lậu đó làm cho rừng Lâm Đồng mất trên 7m3 gỗ.
Năm 2010, trong 1.901 vụ vi phạm lâm luật bị phát hiện ở Lâm Đồng, số vụ buôn bán và vận chuyển lâm sản trái phép chiếm 800 vụ; và khối lượng gỗ bị phát hiện từ 800 vụ vi phạm này là 2.700m3 (trong đó có 1.530m3 gỗ tròn). “Tất nhiên đó chỉ là những vụ vi phạm được cơ quan chức năng phát hiện và có báo cáo; còn trong thực tế, con số này cao hơn nhiều” – một cán bộ của Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng thẳng thắn thừa nhận.
Siết chặt các cơ sở chế biến gỗ
Trong thực tế, lượng gỗ khai thác trong kế hoạch hằng năm của tỉnh Lâm Đồng là con số quá nhỏ so với năng lực chế biến gỗ của các cơ sở chế biến. Trong khi đó, việc cấp giấy phép cho các cơ sở chế biến gỗ trong thời gian qua xem ra có phần dễ dãi: 314 hộ dân và 3 hợp tác xã được cấp huyện (UBND) cấp giấy phép hoạt động, 94 doanh nghiệp được Sở KHĐT cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và 5 doanh nghiệp được UBND tỉnh cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà xưởng chế biến gỗ.
Việc cho phép quá nhiều cơ sở chế biến gỗ đi vào hoạt động khiến cho nhu cầu về lượng gỗ nguyên liệu tăng cao hơn nhiều so với khối lượng cho phép khai thác hằng năm trong chuẩn “khai thác bền vững” nguyên liệu gỗ rừng của địa phương này. Trước thực tế đó, nhiều cơ sở chế biến gỗ đã “chủ động” nguồn nguyên liệu bằng cách móc nối với các đường dây gỗ lậu tuồn gỗ cho cơ sở mình với mọi hình thức. Tài nguyên rừng Lâm Đồng vì thế mà ngày càng bị xâm hại.
Việc siết chặt hoạt động các cơ sở chế biến gỗ cùng với việc tăng cường sản phẩm tinh chế trong bối cảnh nguồn gỗ nguyên liệu ngày càng hiếm đối với tỉnh Lâm Đồng hiện nay là điều tất yếu. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng bắt tay vào thực hiện ngay làm quy hoạch và đã “dôi” ra những 338 cơ sở không hội đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động chế biến gỗ.
Vậy, cơ quan chức năng sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? Hiện số lượng cơ sở do cấp huyện cấp giấy phép hoạt động chiếm đến 317 cơ sở. Chắc chắn rằng không phải ngày một ngày hai mà chừng đó cơ sở “dôi dư” ấy bị “xóa sổ” một cách nhanh chóng. Và như vậy, hoạt động “chui” của các cơ sở chế biến gỗ không hội đủ điều kiện đó chính là mối nguy hại không nhỏ đối với tài nguyên rừng Lâm Đồng.
(Báo Lao Động)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.